Phần 2: Ứng dụng trong Cấy ghép Implant
Công nghệ CBCT được sử dụng rộng rãi trong nha khoa bao gồm các khoa: Chỉnh nha, nội nha, phẫu thuật miệng, Nha chu và lập kế hoạch điều trị Implant. Phụ thuộc vào các đặc thù mà thiết bị CBCT, như kích thước voxel hay FOV, được lựa chọn ứng dụng phù hợp.
Trước khi chụp phim CBCT cho bệnh nhân, điều quan trọng là các nhà lâm sàng cần xem lại lịch sử bệnh án của bệnh nhân, và các hình ảnh x-quang trước đó chụp nếu có để đánh giá mức độ cần thiết cho việc chụp CBCT. Luôn có một sự cân bằng lợi ích rủi ro cho bất kỳ lần phơi sáng phóng xạ (chụp phim) và thông tin có được cho mỗi lần chụp khảo sát. Liệu bệnh nhân có được lợi ích gì từ khảo sát phim CBCT? Những thông tin bổ sung thêm có thay đổi việc chẩn đoán hay kế hoạch điều trị? Một nguyên tắc tốt là việc chụp phim CBCT chỉ nên tiến hành khi, trong mối tương quan với việc kiểm tra lâm sàng, lợi ích của bệnh nhân cao hơn rủi ro cho bệnh nhân
Trong Implant Nha Khoa
Một vị trí đặt implant chính xác cho phép phục hình lý tưởng sau cùng là điều mà các nhà lâm sàng luôn mong muốn bất kể đó là một mão đơn lẻ, một phục hình cố định với Implant hay Implant toàn hàm cố định, hay Implant toàn hàm bắt vít. Để đạt được kết quả thành công, cần phải phân tích kỹ lưỡng về mặt giải phẫu xương hàm và đánh giá mật độ xương. Thông thường, hình ảnh X-Quang 2 chiều – quanh chóp hay Pano – được sử dụng cho việc trực quan hoá vùng mất răng. Mặc dù độ phân giải của Phim 2D cao, nhược điểm vẫn tồn tại là độ rộng (mặt ngoài-trong) của bản xương không thể đo chính xác và có thể dẫn đến định vị Implant sai và ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. Công nghệ CBCT mang đến sự chính xác khi đo các chiều của phim, phần lớp xương vỏ và chiều ngoài trong của xương
CBCT trong việc lập kế hoạch điều trị Implant sử dụng hình ảnh 3D và đa lớp cắt để xác định chính xác chiều cao, độ rộng và giải phẫu của phần sống xương và xương ổ răng cũng như mối tương quan vùng mất răng với cấu trúc giải phẫu liền kề. Đặt Implant với Máng hướng dẫn phẫu thuật có thể được thực hiện với các dữ liệu CBCT. Với khả năng 3 chiều của CBCT, các nhà lâm sàng có thể quyết định liệu có cần đến việc ghép xương, nâng xoang trước khi đặt Implant hay không.
Sau khi việc thu thập dữ liệu CBCT hoàn thành, dữ liệu 3D có thể được xuất với định dạng để có thể tương thích với phần mềm bên thứ 3 để tạo ra được mô hình 3D ảo cho kế hoạch điều trị Implant hoặc để sản xuất máng hướng dẫn phẫu thuật; Mỗi một file CBCT được tạo ra có dung lượng từ 100 – 300 Mb. Nhà lâm sàng có thể lựa chọn hình dáng, chiều dài và kích thước của Implant từ các chương trình phần mềm khác nhau.
Vào năm 2012, Học viện Răng Miệng và phẫu thuật hàm mặt của Mỹ xuất bản các tiêu chí lựa chọn việc sử dụng hình ảnh xquang trong Implant nha khoa với trọng tâm là CBCT. Trong đó có đề cập rằng phim Pano nên được sử dụng cho giai đoạn đánh giá ban đầu cùng với phim chụp quanh chóp; hình ảnh CBCT tuyệt đối không nên sử dụng cho việc đánh giá ban đầu. Tuy nhiên, trong việc lập kế hoạch điều trị Implant, hình ảnh lát cắt ngang rất quan trọng cho lập kế hoạch trong rất nhiều trường hợp và bởi vậy một phim CBCT có thể có đủ những hình ảnh thích hợp mà chúng ta cần.
Để theo dõi tiếp kế hoạch cấy ghép trước đó, một hình ảnh 2D như phim chụp quanh chóp là lựa chọn phù hợp nhất, đặc biệt trong trường hợp cấy ghép không có triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, Nếu khu vực implant cấy ghép có triệu chứng và trên phim 2D cho thấy phần xương bị tiêu xương ở vùng răng liền kề với cấy ghép và cần phải đánh giá/điều trị thêm thì phim CBCT là cần thiết. Khi chụp phim CBCT với Implant thì tán xạ kim loại do implant tạo ra có thể ảnh hưởng đến độ nét sau cùng của phim.
Vì vậy, trước khi chụp phim CBCT cho bệnh nhân, điều quan trọng là các nhà lâm sàng cần xem lại lịch sử bệnh án của bệnh nhân, và các hình ảnh x-quang trước đó chụp nếu có để đánh giá mức độ cần thiết cho việc chụp CBCT. Và trong Implant, để giúp cho kế hoạch điều trị được chính xác thì việc sử dụng phim CBCT là cần thiết.